Các tình huống thực tế về hoá đơn và cách xử lý

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết này sẽ nêu ra các tình huống thực tế về hóa đơn mà khi đi làm các bạn sẽ gặp phải và hướng xử lý chi tiết.

TRƯỜNG HỢP 1: Đây là tình huống thực tế về hóa đơn đầu tiên

BÊN BÁN XUẤT HÓA ĐƠN KHÔNG ĐÚNG THỜI ĐIỂM THÌ BÊN MUA CÓ ĐƯỢC KHẤU TRỪ THUẾ VAT ĐẦU VÀO, BÊN BÁN VÀ BÊN MUA SẼ HẠCH TOÁN VÀ KÊ KHAI THUẾ GTGT NHƯ THẾ NÀO?

CÂU HỎI:

Bên mua nhận hóa đơn không đúng thời điểm. Ví dụ mua hàng ngày 13/12/2016 đã nhận hàng (gồm hợp đồng, biên bản bàn giao chưa trả tiền cho bên bán trị giá là 10 triệu chưa VAT và VAT là 1 triệu) và bên bán chưa xuất hoá đơn (Với lý do chưa trả tiền). Sang 4/7/2017, bên mua trả tiền cho bên bán bằng tiền mặt và bên bán xuất hoá đơn là 11 triệu (trong đó VAT là 1 triệu).

Vậy hỏi bên mua hạch toán như thế nào tại từng ngày và bên mua có được khấu trừ VAT đầu vào. Biết ngày 15/12/2016 bên mua đã bán hàng này cho khách hàng và thu bằng tiền gửi ngân hàng 16.500.000 (Giá bán chưa VAT là 15 triệu và VAT là 1,5 triệu). Biết Cty bên mua là Cty thương mại, mua đi bán lại. Các bạn trả lời câu hỏi và hạch toán nghiệp vụ trên nhé cả bên bán lẫn bên mua.

TRẢ LỜI:

BÊN MUA HẠCH TOÁN

– Ngày 13/12/2016 Cty hạch toán (Dựa vào chứng từ là biên bản giao hàng hàng của bên bán +Giá trị trên hợp đồng. Kế toán lập phiếu nhập kho), ghi như sau (Chưa ghi VAT)

Nợ TK 1561: 10.000.000

Có TK 331: 10.000.000

Ngày 15/12/2016, Cty hạch toán bán hàng ra cho khách hàng, ghi 2 nghiệp vụ:

Nghiệp vụ 1: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Nợ TK 1121: 16.500.000

Có TK 5111: 15.000.000

Có TK 33311: 1.500.000

Nghiệp vụ 2: Giá vốn hàng bán

Nợ TK 632: 10.000.000

Có TK 1561: 10.000.000

Ngày 4/7/2018, nhận hóa đơn và thanh toán bằng tiền mặt. Kê khai thuế GTGT đầu vào tại tháng 7/2018

Nợ TK 1331: 1.000.000

Có TK 331: 1.000.000

Đồng thời thanh toán tiền mặt ghi:

Nợ TK 331: 11.000.000

Có TK 1111: 11.000.000

BÊN BÁN HẠCH TOÁN

Ngày 13/12/2016, kế toán ghi nhận doanh thu và thuế GTGT phải nộp, đồng thời ghi nhận giá vốn. Kê khai thuế GTGT đầu ra tại tháng 12/2016. Chứ ko phải kê khai thuế GTGT tại tháng 4/2017. Mặc dù ngày 4/7/2017 mới xuất hóa đơn. Hóa đơn ngày 4/7/2017 xuất là để đó và không ghi gì cả (Xuất để có hóa đơn cho bên mua và bên bản vi phạm xuất hóa đơn không đúng thời điểm) Nghiệp vụ 1: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Nợ TK 131: 11.000.000

Có TK 511: 10.000.000

Có TK 33311: 1.000.000

Nghiệp vụ 2: Giá vốn hàng bán

Nợ TK 632: Số lượng *Đơn giá xuất kho

Có TK 155, 1561: Số lượng *Đơn giá xuất kho

Theo như CV 3982/CT-TTHT của Cục thuế HCM ngày 03/05/2017 trả lời như sau:

Trường hợp của Công ty theo trình bày: ngày 10/08/2016, Công ty ký Hợp đồng cung cấp thiết bị phòng thí nghiệm cho Công ty cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Phú Bình (Công ty Phú Bình). Ngày 03/12/2016, Công ty đã tiến hành bàn giao thiết bị này cho Công ty Phú Bình nhưng đến ngày 07/04/2017 mới xuất hóa đơn là không đúng quy định.

Công ty sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 49/2016/NĐ-CP của Chính phủ, đồng thời Công ty phải kê khai điều chỉnh thuế GTGT tháng 12/2016 (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc quý 4/2016 (đối với trường hợp kê khai theo quý) và Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2016, nếu phát sinh số thuế phải nộp thì bị tính tiền chậm nộp theo quy định.

Công ty Phú Bình được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào của các hoá đơn trên nếu đáp ứng các điều kiện về khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định.

KẾT LUẬN:

Bên mua được khấu trừ VAT đầu vào cho dù hóa đơn xuất không đúng thời điểm, nếu hóa đơn thỏa mãn tiêu chí về điều kiện khấu trừ VAT đầu vào. Và bên mua kê khai thuế GTGT đầu vào tại thời điểm bên bán xuất hóa đơn tức là ngày 4/7/2017. Bên bán sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về vấn đề xuất hóa đơn không đúng thời điểm. Đồng thời kê khai thuế GTGT vào tháng 12/2016 hoặc kê khai vào quý 4/2016. Mà không được kê khai thuế GTGT đầu ra tại thời điểm xuất hóa đơn là ngày 4/7/2017

TRƯỜNG HỢP 2: Tình huống thực tế về hóa đơn thứ 2 mà các bạn thường gặp

1. Viết hóa đơn sai trong trường hợp nào sẽ thu hồi lại hóa đơn và viết hóa đơn mới?

2. Và trong trường hợp nào là lập biên bản điều chỉnh hóa đơn?

3. Và trong trường hợp nào thì lập biên bản điều chỉnh và viết hóa đơn điều chỉnh? Cách hạch toán kế toán cũng như kê khai thuế GTGT của cả bên bán và bên mua trong các trường hợp trên như thế nào?

TRẢ LỜI:

Theo như : Tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:

_ “1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.”

=> Vậy trường hợp này viết hóa đơn mà chưa giao cho người mua nhưng phát hiện sai thì thu hồi lại hóa đơn và gạch chéo.

VÀO HÓA ĐƠN, KHÔNG CẦN LẬP BIÊN BẢN THU HỒI HÓA ĐƠN=> Lập hóa đơn mới thay thế (trên hóa đơn này ghi rõ là thay thế cho hóa đơn số ngày tháng năm… để thuận lợi cho việc giải trình sau này). Cho dù có xé ra khỏi cuốn hay chưa xé cũng vậy (Vì trong thông tư không có chỗ nào nói xé ra khỏi cùi hay chưa xé mà chỉ nói là CHƯA GIAO CHO KHÁCH HÀNG, vậy cho dù xé ra mà CHƯA GIAO thì cũng không cần lập biên bản thu hồi gì cả.

Vấn đề giao hay chưa giao chỉ có mình trong cuộc mình mới biết thôi chứ thuế làm gì biết. Nhưng đây là vấn đề cũng không trọng yếu, chủ yếu là thu hồi lại, gạch chéo các liên và viết cái mới là được)

– 2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng CHƯA GIAO HÀNG HÓA, cung ứng dịch vụ HOẶC hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người bán và người mua CHƯA KÊ KHAI THUẾ nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập hóa đơn mới theo quy định

=> Ý 1 của đoạn này: HÓA ĐƠN ĐÃ LẬP và GIAO HÓA ĐƠN CHO NGƯỜI MUA nhưng CHƯA GIAO HÀNG HÓA và 2 bên CHƯA KHAI THUẾ. Sau đó phát hiện hóa đơn bị sai (sai bất kỳ chỉ tiêu nào trên hóa đơn) thì trường hợp này ít khi xảy ra, vì khi mua bán thì hàng hóa đi chung với hóa đơn.

Vì 2 bên đều có kế toán thì vấn đề kiểm soát nghiệp vụ xảy ra trong công ty phải là tính có thực (tức là khi tiếp nhận bộ chứng từ gốc từ phòng ban khác chuyển sang thì phải kiểm tra tính có thực của hàng hóa này chứ không phải dựa vào hóa đơn là nhập vào phần mềm và kê khai thuế là chưa đúng).

Nếu xảy ra trường hợp này mà 2 bên kê khai thuế GTGT là PHẢI XEM LẠI NGHIỆP VỤ CỦA KẾ TOÁN (Vì không có nhận hàng nên chưa thể nào phát sinh giao dịch được).

Do đó, trường hợp này rất ít xảy ra. NẾU CÓ XẢY RA THÌ 2 BÊN CHƯA KÊ KHAI THUẾ LÀ OK VÀ DO CHỨA CÓ HÀNG HÓA THÌ 100% KẾ TOÁN KHÔNG THỂ NHẬP LIỆU TRONG PHẦN MỀM (NẾU NHẬP PHẦN MỀM THÌ BỎ NGHIỆP VỤ ĐÓ RA). Hai bên lập biên bản hủy hóa đơn thôi. Coi như nghiệp vụ này chưa xảy ra với lý do rất đơn giản là do chưa giao hàng hóa nên chưa có giao dịch xảy ra.

=> Ý 2 của đoạn này: HÓA ĐƠN ĐÃ LẬP VÀ GIAO CHO NGƯỜI MUA và ĐÃ GIAO HÀNG HÓA (mặc dù đoạn trên không có chỗ nào ghi là ĐÃ GIAO HÀNG HÓA. Nhưng phải hiểu như vậy, chắc có thể ý của đoạn trên trong thông tư viết thiếu) VÀ 2 BÊN CHƯA KÊ KHAI THUẾ. Ở đoạn trên người ta không nói rõ chỗ thời gian viết lại hóa đơn trong tháng viết sai hay viết lại hóa đơn bất kỳ thời gian nào phát hiện ra hóa đơn bị viết sai.

Miễn sao đáp ứng NHU CẦU 2 BÊN CHƯA KÊ KHAI THUẾ. (VẤN ĐỀ NÀY NÊN ĐƯỢC LÀM RÕ). BẢN CHẤT LÀ ĐÃ GIAO HÀNG TỨC LÀ ĐÃ CHUYỂN GIAO RỦI RO CHO NGƯỜI MUA RỒI NÊN PHẢI GHI NHẬN DOANH THU VÀ KÊ KHAI THUẾ CỦA THÁNG PHÁT SINH CHUYỂN GIAO HÀNG HÓA. Xem từng trường hợp trong ví dụ để các bạn rõ về vấn đề cách xử lý hóa đơn, kê khai thuế và hạch toán kế toán.

Ví dụ 1: Công ty TNHH ABC kê khai thuế GTGT theo tháng. Ngày 3/4/2018 Công ty có viết hóa đơn cho người mua tên Cty Nguyễn Kim 1 tờ hóa đơn trị giá 10 triệu và VAT là 1 triệu. (Người mua Cty Nguyễn Kim đã nhận hàng trong tháng 4/2018 và đã thanh toán tiền, tức là đã chuyển giao rủi ro hàng hóa cho người mua). Nhưng hóa đơn này sai mã số thuế của người mua phát hiện sai. (Mã số thuế đúng là 3600252847 nhưng kế toán viết là 3600252849).

* TH1: Công ty TNHH ABC chưa kê khai thuế GTGT của tờ hóa đơn này của kỳ kê khai thuế GTGT tháng 4/2018. Và việc phát hiện sai mã số thuế của người mua này sai vẫn trong tháng 4/2018 (Phát hiện sai ngày 25/4/2018)

=> Vậy với TH1 này thì quá dễ, 2 bên lập biên bản thu hồi hóa đơn trong tháng 4/2018 vả đồng thời viết lại hóa đơn mới trong tháng 4/2018(Trên hóa đơn viết lại cần ghi rõ là thay thế cho hóa đơn số ngày tháng năm để thuận tiện cho việc giải trình). Và hóa đơn mới này vẫn ghi nhận doanh thu tháng 4/2018 và đồng thời vẫn kê khai thuế của kỳ kê khai thuế tháng 4/2018. Bên mua trả lại hóa đơn cũ và lấy hóa đơn mới xuất kê khai thuế GTGT của kỳ kê khai thuế GTGT tháng 4/2018.

Về mặt ghi nhận sổ sách của bên mua thì bên mua nhận hàng thực tế ngày tháng năm nào thì ghi nhận ngày tháng năm đó chứ không phải nhận hàng ngày 3/4/3018 sau đó ngày 25/4/2018 phát hiện sai thu hồi và viết hóa đơn mới ngày 25/4/2018 thì ghi nhận sổ sách ngày 25/4/2018 là không đúng nhé, mà phải ghi nhận trong sổ sách ngày 3/4/2018 (Vì rất có thể ngày 20/4/2018 bên mua đã bán hàng này ra rồi)

* TH2: Công ty TNHH ABC chưa kê khai thuế GTGT của tờ hóa đơn này của kỳ kê khai thuế GTGT tháng 4/2018. Và việc phát hiện sai mã số thuế của người mua này sai là trong tháng 5/2018 nhưng vẫn trong thời hạn kê khai thuế của kỹ kê khai thuế tháng 4/2018 (Tức là phát hiện sai từ ngày 1/5/2018 đến ngày 20/5/2018)=>Vậy với TH2 này, thì 2 bên vẫn lập biên bản thu hồi và viết lại hóa đơn mới trong tháng 5/2018 và trên hóa đơn tháng 5/2018 này ghi rõ là thay thế cho hóa đơn số ngày tháng năm. Và hóa đơn tháng 5/2018 này:

+ BÊN BÁN không được kê khai thuế GTGT tháng 5/2018 mà vẫn kê khai thuế GTGT tháng 4/2018 (Bởi vì bản chất là tháng 4/2018 là đã phát sinh doanh thu của tháng 4/2018. Vấn đề hóa đơn chẳng qua là thủ tục hành chính để hoàn thiện chứng từ mà thôi, chứ không phải xuất hóa đơn tháng 5/2018 thì ghi nhận doanh thu trong sổ sách tháng 5/2018 và kê khai thuế GTGT tháng 5/2018 là chưa phù hợp nhé. BÊN BÁN vẫn ghi nhận doanh thu tháng 4/2018 và kê khai thuế tháng 4/2018).

+ BÊN MUA thì vẫn hạch toán sổ sách vào tháng thực tế mua tháng 4/2018 và vẫn hạch toán thuế GTGT tháng 4/2018 nhưng chưa kê khai thuế tháng 4/2018 thôi. Nhưng đến tháng 5/2018 thì phát hiện ra 2 bên lập biên bản thu hồi hóa đơn tháng 4/2018 và nhận hóa đơn tháng 5/2018 thì không hạch toán giá trị hàng hóa trong tháng 5/2018 và không hạch toán thuế GTGT trong tháng 5/2018 (Vì đã hạch toán giá trị hàng hóa và thuế GTGT trong tháng 4/2018 rồi).

Vậy khi nhận hóa đơn tháng 5/2018 thì bên mua chỉ kê khai thuế tờ hóa đơn GTGT trong tháng 5/2018 thôi. Về mặt số sách và tờ khai thuế GTGT trong tháng 5/2018 kế toán phải kiểm soát chỗ này để cho tờ khai thuế GTGT tháng 5/2018 về mặt số dư của tài khoản 133 và tài khoản 33311 giữa tờ khai và sổ là khớp nhau.

Về mẫu biểu lập biên bản thu hồi hóa đơn và cách viết hóa đơn như H1 của ví dụ (nên các bạn xem THI của ví dụ 1 nhé tại trang 372)

* TH 3: Công ty TNHH ABC đã kê khai thuế GTGT của tờ hóa đơn này của kỳ kê khai thuế GTGT tháng 4/2018. Và việc phát hiện sai mã số thuế của người mua này là tháng 6/2018 hoặc 1 thời gian nào đó sau tháng 6/2018 mới phát hiện ra. (Vậy trường hợp này thì không thể nào mà thu hồi lại hóa đơn được, vì bên bán đã kê khai thuế rồi, nên lúc này chỉ làm biên bản điều chỉnh hóa đơn và xuất hóa đơn điều chỉnh mà thôi.

Và hóa đơn điều chỉnh này cũng chỉ để làm hồ sơ cũng cố lại cho tờ hóa đơn tháng 4/2018 mà thôi. Bên bán vẫn kê khai thuế và hạch toán sổ sách tháng 4/2018. Bên mua cũng kê khai và hạch toán sổ sách tháng 4/2018)

Ví dụ 2: Công ty TNHH ABC kê khai thuế GTGT theo Quý. Trong tháng 3/2018 (Cụ thể ngày 5/3/2018) Công ty có viết hóa đơn cho người mua tên Cty Nguyễn Kim 1 tờ hóa đơn trị giá 15 triệu và VAT là 1,5 triệu. (Người mua Cty Nguyễn Kim đã nhận hàng trong tháng 3/2018 và đã thanh toán tiền, tức là đã chuyển giao rủi ro hàng hóa cho người mua). Nhưng hóa đơn này sai mã số thuế của người mua.

Th 1 của ví dụ 2: Công ty TNHH ABC chưa kê khai thuế GTGT của tờ hóa đơn này của kỳ kê khai thuế GTGT Quý 1/2018. Và việc phát hiện sai mã số thuế của người mua này sai vẫn trong Quỷ 1/2018 (Phát hiện sai ngày 31/3/2018. Hóa đơn này bên Cty ABC xuất bán cho Cty Nguyễn Kim ngày 5/3/2018)

=>Vậy với Thl của ví dụ 2 này thì quá dễ, 2 bên lập biên bản thu hồi hóa đơn trong ngày 31/3/2018 vả đồng thời viết lại hóa đơn mới trong ngày 31/ 3/2018 (Trên hóa đơn viết lại cần ghi rõ là thay thế cho hóa đơn số ngày tháng năm để thuận tiện cho việc giải trình).

+BÊN BÁN: Và hóa đơn mới này vẫn ghi nhận doanh thu tháng 3/2018 và đồng thời vẫn kê khai thuế của kỳ kê khai thuế Quý 1/2018.

+BÊN MUA: trả lại hóa đơn cũ và lấy hóa đơn mới xuất kê khai thuế GTGT của kỳ kê khai thuế GTGT tháng 3 /2018 hoặc quý 1/2018. Về mặt ghi nhận sổ sách của bên mua thì bên mua nhận hàng thực tế ngày tháng năm nào thì ghi nhận ngày tháng năm đó chứ không phải nhận hàng ngày 5/3/3018, sau đó ngày 31/3/3018 phát hiện sai thu hồi và viết hóa đơn mới ngày 31/3/2018 thì ghi nhận sổ sách ngày 31/3/2018 là không đúng nhé (Vì rất có thể sau ngày 5/3/2018 bền mua đã bán hàng này ra rồi, nên ghi nhận hàng tại ngày 5/3/2018 là hợp lý)

Về mẫu biểu lập biên bản thu hồi hóa đơn và cách viết hóa đơn như TH1 của ví dụ (nên các bạn xem THI của ví dụ 1 tại trang 372 nhé)

Th 2 của ví dụ 2: Công ty TNHH ABC chưa kê khai thuế GTGT của tờ hóa đơn này của kỳ kê khai thuế GTGT quý 1/2018. Và việc phát hiện sai mã số thuế của người mua này sai là trong tháng 5/2018 (quý 2/2018, tức là quá thời hạn kê khai thuế GTGT của quý 2/2018. Cụ thể phát hiện sai là ngày 5/5/2018) .Hóa đơn này bên Cty ABC xuất bán cho Cty Nguyễn Kim ngày 5/3/2018

=>Vậy với Th2 này, thì 2 bên vẫn lập biên bản thu hồi và viết lại hóa đơn mới ngày 5/5/2018 và trên hóa đơn xuất ngày 5/5/2018 này ghi rõ là thay thế cho hóa đơn số ngày tháng năm. Và hóa đơn xuất ngày 5/5/2018 này hạch toán giá trị hàng hóa và thuế GTGT tại ngày 5/3/2018). Vậy khi nhận hóa đơn ngày 5/5/2018 thì bên mua chỉ kê khai thuế tờ hóa đơn GTGT trong tháng 5/2018 hoặc quý 2/2018 thôi.

Về mặt sổ sách và tờ khai thuế GTGT trong tháng 5/2018 hoặc Quý 2/2018 kế toán phải kiểm soát chỗ này để cho tờ khai thuế GTGT tháng 5/2018 hoặc Quỷ 2/2018 về mặt số dư của tài khoản 133 và tài khoản 33311 giữa tờ khai và sổ là khớp nhau là được.

=> VẬY TRƯỜNG HỢP NÀY VIẾT HÓA ĐƠN VÀ ĐÃ GIAO CHO NGƯỜI MUA NHƯNG CHƯA GIAO HÀNG HÓA HOẶC HÓA ĐƠN ĐÃ LẬP GIAO CHO NGƯỜI MUA VÀ ĐÃ GIAO HÀNG HÓA NHƯNG BÊN MUA VÀ BÊN BÁN CHƯA KÊ KHAI THUẾ MÀ PHÁT HIỆN SAI THÌ 2 BÊN LẬP BIÊN BẢN THU HỒI HÓA ĐƠN VÀ VIẾT HÓA ĐƠN MỚI THAY THẾ.NHỚ TRÊN HÓA ĐƠN GHI RÕ THAY THẾ CHO HÓA ĐƠN NÀO NGÀY THÁNG NĂM ĐỂ THUẬN TIỆN CHO VIỆC GIẢI THÍCH

(Còn các bạn không viết là thay thế cho hóa đơn số … ngày tháng năm cũng không sao cả, vì nó cũng đã thể hiện ở biên bản thu hồi hóa đơn rồi)

– 3. Trường hợp HÓA ĐƠN ĐÃ LẬP VÀ GIAO CHO NGƯỜI MUA, ĐÃ GIAO HÀNG HÓA CUNG ỨNG DỊCH VỤ, người bán và người mua ĐÃ KÊ KHAI THUẾ, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải LẬP BIÊN BẢN hoặc CÓ THỎA THUẬN BẰNG VĂN BẢN ghi rõ sai sót, đồng thời người bán LẬP HÓA ĐƠN ĐIỀU CHỈNH SAI SÓT.

Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

=> Hóa đơn lập cho người mua và 2 bên đã kê khai thuế. Sau đó phát hiện hóa đơn viết sai bất kỳ chỉ tiêu nào trên hóa đơn (Ví dụ Sai mã số thuế, Sai tên mặt hàng, Sai đơn vị tính, Sai số lượng, Sai đơn giá, Sai thành tiền, Sai chữ viết bằng chữ…) thì 2 BÊN LẬP BIÊN BẢN ĐIỀU CHỈNH HÓA ĐƠN ghi rõ lý do vì sao điều chỉnh và LẬP HÓA ĐƠN ĐIỀU CHỈNH MÀ KHÔNG ĐƯỢC THU HỒI HÓA ĐƠN ĐÃ LẬP TRƯỚC ĐÓ.

Ngoại trừ, hóa đơn trước đó sai tên Công ty hoặc sai địa chỉ người mua nhưng đúng mã số thuế của người mua, CHO DÙ 2 BÊN ĐÃ KÊ KHAI THUẾ HAY CHƯA KÊ KHAI THUẾ thì 2 bên ĐƯỢC QUYỀN LẬP BIÊN BẢN ĐIỀU CHỈNH MÀ KHÔNG CẦN PHẢI XUẤT HÓA ĐƠN ĐIỀU CHỈNH (Theo như Điểm 7 điều 3 của TT26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015)

>> Xem thêm: Trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp: Đăng ký cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp

Bài viết liên quan