Một số nội dung tham khảo khi đặt tên công ty và cách tra cứu tên công ty không bị trùng

5/5 - (1 bình chọn)

Một số nội dung tham khảo khi đặt tên công ty và cách tra cứu tên công ty không bị trùng

Hướng dẫn cách thức tra cứu tên công ty, thông tin công ty trên toàn quốc khi tiến hành các thủ tục thành lập doanh nghiệp hay thay đổi đăng ký kinh doanh, tra cứu tìm kiếm thông tin doanh nghiệp nào đó nhanh chóng theo hướng dẫn của chúng tôi như sau:

+ Cách tra cứu tên công ty trên toàn quốc

• Tên doanh nghiệp luôn bao gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng. 

• Loại hình doanh nghiệp không có chức năng phân biệt khi đặt tên cho các công ty mới thành lập. Vì vậy, để tra cứu tên công ty dự định đặt có bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty khác hay không đều DO TÊN RIÊNG CỦA CÔNG TY QUYẾT ĐỊNH

• Cách tra cứu tên doanh nghiệp: truy cập vào website: dangkykinhdoanh.gov.vn, nhập phần TÊN RIÊNG của công ty vào ô tìm kiếm để tìm. Không thấy xuất hiện tên công ty nào thì tên doanh nghiệp dự định đặt là hoàn toàn không trùng. Công ty đã được thành lập chỉ cần nhập tên riêng hoặc mã số thuế vào ô tìm kiếm để tìm thì sẽ thấy thông tin của doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử quốc gia.

Ví dụ: Tên công ty: Công ty tnhh ngôi nhà xanh việt nam. Loại hình công ty: Công ty tnhh Tên riêng: Ngôi nhà xanh Việt Nam

• Muốn tra cứu tên doanh nghiệp này có công ty nào đặt chưa hoặc xem thông tin của công ty thì truy cập trang website: dangkykinhdoanh.gov.vn nhập tên riêng của công ty: “Ngôi nhà xanh Việt Nam” vào ô tìm kiếm.

– Nếu chưa có tên công ty nào hiện lên thì tên doanh nghiệp dự kiến đặt không bị trùng.

– Đối với doanh nghiệp đã đăng ký thì có thể kiểm tra thông tin của doanh nghiệp bằng cách nhập tên Công ty vào ô tìm kiếm sẽ hiện ra tên Công ty.

+ Cách đặt tên doanh nghiệp

– Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký không được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký, Tên riêng của mỗi doanh nghiệp phải khác nhau. Để tên công ty có tính phân biệt cao hơn tên riêng của doanh nghiệp nên kết hợp các cụm từ: kinh doanh, thương mại, dịch vụ, đầu tư, thiết kế, xuất nhập khẩu… sau loại hình của công ty.

Ví dụ: thay vì đặt tên: CTCP Hà Thái thì để tên công ty có tính phân biệt cao hơn sẽ thay bằng CTCP đầu tư xuất nhập khẩu Hà Thái.

Luật doanh nghiệp quy định một số trường hợp tên gây nhầm lẫn: Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó; chỉ khác bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”, chỉ khác bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký, chỉ khác bởi từ miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

Hoặc tên viết tắt, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt, Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

– Khái niệm “nhầm lẫn” khá trừu tượng nên còn tùy vào ý của từng chuyên viên trên sở kế hoạch đầu tư. Việc tra cứu tên nhân dân chỉ đảm bảo 90% không tránh khỏi trường hợp phải sửa tên, khách hàng chỉ thực hiện các dịch vụ liên quan đến tên công ty khi có thông báo hợp lệ trên Sở KHĐT.

Xem thêm các nội dung về thành lập doanh nghiệp.

Bài viết liên quan