Trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp: Đăng ký cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp

5/5 - (2 bình chọn)

Có phải bạn muốn tìm hiểu cách bắt đầu kinh doanh và thành lập một công ty nhưng không biết trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp và đang loay hoay không biết bắt đầu như thế nào? Bài viết này sẽ trình bày các bước cần thực hiện để thành lập một doanh nghiệp. Bước đầu tiên các bạn cần làm là Đăng ký cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp.

1. Đăng ký cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

Căn cứ thông tư 20/2015/TT-BKHDT ngày 1/12/2015 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

Căn cứ : Ngày 08/01/2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 02/2014/TT-BKHĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2015/TTBKHĐT ngày 01/12/2015 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/3/2019.

Các mẫu văn bản ban hành kèm theo Thông tư số 02/2014/TT-BKHĐT được sử dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc, thay thế cho các mẫu văn bản ban hành kèm theo Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT. Do vậy, đề nghị doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp

2 CÁCH để các bạn có thể có GIẤY PHÉP THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP.

– CÁCH 1: Thuê Công ty dịch vụ kế toán hoặc Đại lý thuế làm.

Phí tiền công tầm từ 200.000 đến 1.000.000. Phí này là từ lúc có giấy phép kinh doanh cho đến khi có con dấu và thông báo mẫu dấu đến sở kế hoạch và đầu tư (Tùy theo nhu cầu của khách hàng, có khi khách hàng lại yêu cầu làm từ lúc thành lập cho đến kho có hóa đơn GTGT đầu ra thì phí lại khác. Các bạn có thể lên google search để tìm hiểu về phí thành lập doanh nghiệp của các Công ty dịch vụ kế toán và đại lý thuế để biết mà tham khảo).

Tiền phí nhà nước để làm thủ tục cho đến khi có con dầu tổng cộng là 950.000 (tức là chủ doanh nghiệp sẽ chịu phí này), cụ thể phí như sau:

  • Phí nộp hồ sơ lên sở kế hoạch đầu tư: 200.000
  • Phí công bố thành lập doanh nghiệp: 300.000
  • Phí khắc con dấu: 450.000
  • Phí thông báo mẫu dấu: không đồng

Nếu chọn cách này các bạn cần lưu ý:

Một số bước cần làm khi thuê dịch vụ thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập công ty

1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp

Một trong những vướng mắc của các nhà khởi nghiệp chính là thành lập công ty, doanh nghiệp của mình theo LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP NÀO. Loại hình doanh nghiệp rất quan trọng, không những nó phân định quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ sở hữu mà còn mang lại ảnh hưởng lâu dài đến hướng đi và tầm nhìn của công ty.

Có 4 yếu tố chính bạn cần cân nhắc trước khi tiến hành thủ tục thành lập công ty, bạn nên xem xét lựa chọn loại hình của tổ chức sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh gồm: Thuế, trách nhiệm cá nhân, khả năng dễ dàng sang nhượng, bổ sung hoặc thay thế chủ sở hữu mới và kỳ vọng của nhà đầu tư.

Hiện nay, có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến bạn có thể lựa chọn: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty TNHH 1 thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

2. Chuẩn bị bản sao y công chứng CMND hoặc hộ chiếu của các thành viên

– Thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực trường hợp người thành lập là cá nhân;

– Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác trường hợp người thành lập là tổ chức; Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo uỷ quyền và văn bản ủy quyền tương ứng (tham khảo nội dung ủy quyền tại Điều 15 Luật Doanh nghiệp);

-Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Lưu ý: Bản sao y công chứng CMND chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm. Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên, cổ đông của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên số lượng thành viên và có động sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp.

3. Lựa chọn đặt tên công ty: Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố là LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP và TÊN RIÊNG. Tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm.

Tên công ty không được trùng lặp hoàn toàn với các công ty đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc) được quy định tại Điều 42 của Luật doanh nghiệp 2014. Để xác định tên công ty mình dự kiến đặt có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào “dankykinhdoanh.gov.vn” để kiểm tra.

>> Xem thêm: Một số nội dung tham khảo khi đặt tên công ty và cách tra cứu tên công ty không bị trùng

4. Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, 18, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Địa chỉ trụ sở chính công ty (trừ chung cư): Địa chỉ phải rõ ràng, chưa có số nhà thì cung cấp số thửa đất của căn nhà (có 05 cấp như trên). Phải là nơi thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty (Phải có hợp đồng thuê, mượn, sở hữu của công ty) cần thiết để cung cấp cho Thuế khi đăng ký hồ sơ thuế. Hồ sơ đăng ký kinh doanh không cần hợp đồng này.

5. Xác định ngành nghề kinh doanh mà công ty dự kiến kinh doanh

Bạn cần tìm hiểu xem ngành nghề kinh doanh có cần điều kiện hay không (điều kiện về giây phép con, điều kiện về vốn pháp định, điều kiện chứng chỉ hành nghề…). Từ ngày 01/01/2017 danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện sau khi bãi bỏ một số ngành nghề kinh doanh, thì chỉ còn 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện so với danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện như trước đây.

Ngành nghề công ty: Khi thành lập người chủ doanh nghiệp, công ty phải chọn ra các ngành nghề dự kiến của công ty mình. Cái khó nhất là, yêu cầu trong hồ sơ khi thành lập công ty nộp cho cơ quan nhà nước thì ngành nghề của công ty, doanh nghiệp phải xếp theo mã Cấp 4 trong Hệ thống Ngành Nghề Kinh Tế Việt Nam. Xem quyết định số 10/2007 Về Hệ Thống ngành kinh tế Việt Nam.

6. Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh

– Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.

– Vốn điều lệ công ty: Ngoài, một số ngành nghề công ty hoạt động phải có vốn tối thiểu (Ví dụ: ngành kinh doanh bất động sản thì vốn điều lệ tối thiểu là 20 tỷ đồng, ngành dịch vụ kiểm toán thì vốn là từ 6 tỷ trở lên và phải có chứng chỉ hành nghề…), thì khi thành lập công ty các thành viên, chủ sở hữu công ty quyết định vốn điều lệ của công ty mình, và chịu trách nhiệm góp đủ số vốn đã cam kết.

Ngoài ra, các bạn chú ý thêm là việc tăng vốn điều lệ thì dễ dàng và việc giảm vốn điều lệ rất khó khăn, nên việc đăng ký vốn điều lệ làm sao cho đủ nhu cầu thực tế công ty và khả năng góp vốn là cần thiết. Việc đăng ký vốn điều lệ công ty khi thành lập công ty còn ảnh hưởng số phí Môn bài công ty, doanh nghiệp phải đóng Phí môn bài hàng năm vào đầu tháng 1 năm sau. Dựa vào vốn điều lệ của Công ty như sau:

Bậc môn bàiVốn điều lệPhí môn bàiTiểu mục
Bậc 1Trên 10 tỷ3.000.0002862
Bậc 2Từ 10 tỷ trở xuống2.000.0002863
Bậc 3Chi nhánh, VPĐD, Địa điểm kinh doanh1.000.0002864

(Thành lập từ ngày 01/07-31/12 thì nộp 1/2 mức lệ phí môn bài cho năm đầu tiên)

– Xem ngay những ngành nghề cần vốn pháp định để biết ngành nghề bạn dự kiến kinh doanh có cần phải vốn pháp định hay không.

7. Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc).

Bước 2: Tiến hành thủ tục soạn và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp mới

Sau khi chuẩn bị đầy đủ những thông tin cần thiết chúng ta tiến hành soạn thảo hồ sơ thủ tục thành lập công ty và nộp lên sở KH & ĐT.

1. Soạn thảo hồ sơ thủ tục thành lập công ty

• Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký (theo mẫu qui định) (1 | bản); 

• Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các cổ đông sáng lập (hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức và người đại diện theo pháp luật ký từng trang (1 bản): 

• Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập có chữ ký của tất cả cổ đông, thành viên và đại diện pháp luật (theo mẫu qui định) (1 bản); 

• Giấy tờ chứng thực của cổ đông sáng lập, các thành viên, người đại diện theo pháp luật;

+ Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực (1 bản); 

+ Nếu thành viên góp vốn là tổ chức: Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác (mỗi loại 1 bản); 

• Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu (1 bản); 

• Doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định thì nộp kèm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (1 bản); 

• Doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì nộp kèm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề (1 bản);

2. Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (Điều 25 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010).

Lưu ý: Không nhất thiết người đại diện pháp luật của công ty phải đi nộp hồ sơ. Người đại diện pháp luật của công ty CÓ THỂ ỦY QUYỀN CHO NGƯỜI KHÁC ĐI NỘP THAY. Nếu trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền cần có giấy ủy quyền hợp lệ (Điều 9 – Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Sau 03 NGÀY LÀM VIỆC kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

giay chung nhan dang ky doanh nghiep
Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp

CÁCH 2: Các bạn CÓ THỂ TỰ LÀM về mặt thủ tục cũng như giấy tờ như CÁCH 1. Nhưng ở đây tôi sẽ chỉ chi tiết cho các bạn làm bằng cách lên trang web của Sở kế hoạch đầu tư mỗi tỉnh thành để Download mẫu biểu về thành lập doanh nghiệp tại trang (http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/Pages/default.aspx). Các bạn có thể NỘP TRỰC TIẾP đến Sở kế hoạch đầu tư hoặc NỘP QUA MẠNG (Tức là có 2 cách làm). Về mẫu biểu thì xem cách làm bên dưới để download mẫu biểu.

CÁCH 2.1 Nộp trực tiếp tại Sở kế hoạch đầu tư

Hướng dẫn nộp trực tiếp tại Sở kế hoạch đầu tư TP. HCM

Bước 1: Vào trang web: https://doanhnghiep.hochiminhcity.gov.vn/ThuTucHanhChinh

Bước 2: Bấm vào nút Đăng ký doanh nghiệp như hình bên dưới, và sau đó bấm vào nút đăng ký thành lập DN theo thứ tự như hình bên dưới.

Bước 3: Sau khi bấm vào nút Đăng ký thành lập doanh nghiệp thì nó hiện ra như màn hình bên dưới có rất nhiều loại hình doanh nghiệp để chúng ta chọn đăng ký thành lập doanh nghiệp theo loại hình nào thì bấm vào loại hình doanh nghiệp đó. Ví dụ ai hình doanh nghiệp Cty TNHH 1 thành viên; Công ty TNHH 2 thành viên: Công ty Cổ phần … ). Xem hình minh họa, ở đây ví dụ tôi đăng ký loại hình doanh nghiệp là TNHH hai thành viên trở lên, tôi bấm vào nó hiện ra hình như sau:

Bước 4: Sau đó, các bạn DOWNLOAD tất cả mẫu biểu để điền vào và gửi cho Sở kế hoạch đầu tư và nộp phí là 200.000 đồng/lần. Trong thời gian 3 ngày làm việc (Không có tính thứ 7 và chủ nhật) thì các bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu không có gì sai sót). Còn nếu có sai sót thì họ sẽ gửi kết quả thông báo sửa lỗi sai sót để hoàn chỉnh và làm hồ sơ nộp lại.

Lưu ý: Nhận được giấy phép thì kiểm tra xem giấy phép ki, mình đăng ký hay chưa? Nếu chưa đúng thì làm thôn doanh hiệu chỉnh lại cho đúng.

CÁCH 2.2: Nộp qua mạng

Xem bài viết này để đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng điện tử.

Bài viết liên quan